Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Phân biệt 'A little, a few, little, few'

Sau khi nắm được sự khác nhau giữa các từ "A little", "a few", "little", "few", bạn có thể làm được bài tập bên dưới đây.

Đều là các lượng từ đặt trước danh từ, "a little", "a few", "(very) little" và "(very) few" có cách dùng và nghĩa khác nhau.

"A little" và "a few" nghĩa là một ít, một vài hoặc đủ.

"Little" hoặc "Very little", "few" hoặc "very few" có nghĩa là không đủ hoặc hầu như không có.

Ví dụ Nghĩa của từ
I've got a little money. I'm going to the cinema. Tôi có một ít tiền. Chúng ta đi xem phim thôi. một ít, một vài
I've got a few friends. We meet everyday. Tôi có một vài bạn. Chúng tôi gặp nhau hàng ngày
I've got (very) little money. I need to borrow some. Tôi có ít tiền. Tôi cần đi vay thêm. hầu như không có, không đủ
I've got (very) few friends. I need to make new friends. Tôi hầu như không có bạn. Tôi cần có thêm bạn mới.


Quy tắc:

- Trong câu khẳng định:

"A little", "a few", "(very) little" and "(very) few" thường được dùng trong câu khẳng định, ít khi xuất hiện trong câu phủ định hay câu hỏi.

- Danh từ đếm được và không đếm được

1. "A little" and "(very) little" được dùng với danh từ không đếm được (money, bread, water...)

2. "A few" and "(very) few" được dùng với danh từ đếm được (friends, tables, teachers..)

Bài tập: Điền từ "a little" hoặc "a few" vào chỗ trống:

1. We had ______________ snow last winter.

2. ______________ people were interested in the exhibition.

3. I speak _____________________ French.

4. There are ________________________ students in the classroom.

5. She has ___________________________ relatives.

6. There is __________________ water in the pond.

7. The professor spends _______________ time playing tennis on Sundays.

8. We have ____________________ knowledge of this phenomenon.

9. There are _____________________ mushrooms in my mushroom soup.

10. _______________________ animals can survive in the desert.

Trung tâm Anh ngữ AMA

Quyền Vụ trưởng Giáo dục đại học: 'Tăng học phí là cần thiết nhưng cần lộ trình'

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết tăng học phí đại học là vấn đề cần thiết, đang được nghiên cứu, xây dựng chính sách đồng bộ, nhưng cũng cần có bước đi phù hợp và tham vấn của các bên liên quan.

Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Bộ đã nhận được khuyến nghị của nhóm Đối thoại giáo dục.

"Bộ trân trọng kết quả nghiên cứu và tâm huyết của nhóm khi đưa ra khuyến nghị này. Trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học theo Nghị quyết 29, chúng tôi mong muốn nhận được thêm phản biện và khuyến nghị của nhóm, của các cá nhân và tổ chức khác trong và ngoài nước để nhìn vấn đề toàn diện hơn; góp phần làm cho các chính sách ban hành phù hợp với thực tế trong nước cũng như xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới", bà Phụng nói.

Theo quyền Vụ trưởng Giáo dục đại học, về nội dung, báo cáo đưa các khuyến nghị về 4 nhóm bao gồm: Cải cách quản trị đại học, cải cách tài chính; đảm bảo chất lượng trên cơ sở tăng cường kiểm định trong nước và quốc tế; tăng cường dân chủ nội bộ và tự do học thuật. Trong đó, nhiều vấn đề Việt Nam đã và đang nghiên cứu, xây dựng chính sách, từng bước thực hiện.

Đó là cải cách quản trị đại học bằng cách quy định rõ về tiêu chuẩn, thành phần, chức năng, nhiệm vụ Hội đồng trường trong Điều lệ trường đại học mới; chuẩn bị hệ thống kiểm định trong nước và bước đầu tham gia kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế; ban hành quyết định số 77 năm 2014 để thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; quy định về công khai thông tin, phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học…

"Điều đó có nghĩa là nhiều nội dung của báo cáo phù hợp với điều kiện ở Việt Nam", bà Phụng cho hay.

Báo cáo của nhóm Đối thoại cũng khẳng định việc thay đổi giáo dục đại học phải mang tính hệ thống nhưng cũng cần lưu ý đặc thù của đại học Việt Nam để xây dựng một lộ trình cải cách hiệu quả. Pà Phụng cho rằng, cái khó là việc xác định đúng những vấn đề mang tính đặc thù và xác định lộ trình đổi mới phù hợp. Ví dụ, tăng học phí đại học là vấn đề cần thiết, đang được nghiên cứu, xây dựng chính sách đồng bộ (gồm cả chính sách liên quan như học bổng và tín dụng sinh viên), nhưng cũng cần có bước đi phù hợp và tham vấn của các bên liên quan…

Lãnh đạo Bộ Giáo dục đã giao cho các đơn vị chức năng nghiên cứu báo cáo, tiếp thu những khuyến nghị phù hợp trong quá trình quản lý nhà nước và xây dựng chính sách, pháp luật về giáo dục đại học. "Đóng góp của nhóm Đối thoại giáo dục cũng như của các chuyên gia khác ở trong và ngoài nước đều được nghiên cứu, xem xét khi xây dựng chính sách. Trong quá trình thực hiện đổi mới, từng vấn đề phù hợp, Bộ đã và sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, cá nhân, tổ chức có liên quan", quyền Vụ trưởng Giáo dục đại học cho hay.

Trước đó, nhóm Đối thoại giáo dục (VED) gồm những nhà khoa học tâm huyết với giáo dục Việt Nam (trong đó có GS Ngô Bảo Châu) khuyến nghị nên phân quyền làm chủ đại học cho địa phương và các bộ, ngành liên quan vì chỉ có lợi ích gắn chặt với định mệnh của một trường đại học thì mới thực hiện tốt vai trò làm chủ.

Nhóm cũng đề xuất để trường đại học được toàn quyền quyết định các vấn đề như số lượng tuyển sinh, mức học phí, chương trình và chất lượng đào tạo. Chi tiêu từ lương đến các khoản chi và đầu tư khác căn cứ trên mức chấp nhận của thị trường; tiền hỗ trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ. Từng trường phải trích một phần nhất định từ doanh thu làm học bổng cho học sinh nghèo và giỏi.

Để nâng cao chất lượng giáo dục bậc học quan trọng nhất, tạo ra nguồn nhân lực cho thị trường, các nhà khoa học cũng đề xuất phải kiểm định chất lượng (quality accreditation), công khai thông tin chất lượng (quality information disclosure), xếp hạng (ranking) và đối sánh.

Hoàng Thùy
vnexpress

Quảng Ngãi vận động nhiều nữ sinh mang bầu ôn thi tốt nghiệp

Không chỉ dồn sức luyện thi tốt nghiệp THPT quốc gia cho học sinh, nhiều trường ở vùng cao Quảng Ngãi còn phân công giáo viên vượt núi, băng rừng vận động học sinh nữ mang bầu, có con nhỏ, đến lớp ôn tập.

Những ngày này giáo viên các huyện vùng cao Quảng Ngãi ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia miễn phí cả ngày lẫn đêm cho học sinh. Năm nay, trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện miền núi Sơn Tây) có 93 học sinh đăng ký, trong đó có ba em phải vào TP Quy Nhơn (Bình Định), cách quê nhà 300 km dự thi.

Ông Bùi Thế Giới, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng chia sẻ, thương học trò vùng cao nghèo khó, đội ngũ giáo viên của trường không chỉ dạy kèm ôn thi miễn phí mà còn trích lương của mình mua thêm thịt, cá, rau... cải thiện bữa ăn cho các em. "Những trường hợp đặc biệt như học sinh nữ mang bầu, có con thì trường phân công giáo viên đến động viên các em nỗ lực ôn tập để hoàn thành kỳ thi quan trọng này", ông Giới nói.


Theo các giáo viên, năm 2007 trường có 36 học sinh dự thi nhưng không em nào đỗ tốt nghiệp THPT (lúc ấy 1/3 lớp học này đã có vợ, chồng, có trường hợp đi thi tốt nghiệp gửi con cho ông, bà trông nom). Thế nên những ngày qua giáo viên đã vượt đường đèo dốc đến tận nhà để vận động người thân chở em Đinh Thị Thư (mang bầu 5 tháng) đến ôn tập. Hay trường hợp em Đinh Thị Mỹ Lệ dù có con nhỏ 7 tháng tuổi nhưng vẫn đều đặn lên lớp nghe thầy cô trau dồi kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi.

Năm nay trường THPT huyện vùng cao Tây Trà có 137 học sinh đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Ở lần thi thử vừa qua, trường có tỷ lệ đỗ 0%. Trong đó, 50% học sinh bị điểm 0 môn Toán, số còn lại cao nhất được 1,5 điểm. Môn Văn có một học sinh đạt 5,5 điểm; hầu hết là 0,5; 1 và 2 điểm.

"Do mang bầu nên hai nữ sinh lớp 12A, 12B mắc cỡ, đã nghỉ học từ cuối học kỳ 1. Riêng em Hồ Thị Xuyến (lớp 12 D, ngụ xã Trà Nham) sau khi sinh con trai hồi năm ngoái đã đến lớp ôn tập sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp", một giáo viên của trường THPT Tây Trà cho hay.

"Ở đây học sinh thấy ưng cái bụng, thích là đến với nhau rồi đám cưới, sinh con ở các bản làng xa xôi. Thấy vắng mặt lâu quá giáo viên tìm đến vận động các em trở lại lớp mới biết chuyện", một cô giáo chia sẻ.

Trí Tín
vnexpress