Còn dạy học phân hóa là định hướng trong đó GV tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi HS.
Theo đề án đổi mới chương trình, SGK, hai vấn đề về tích hợp và phân hóa trong dạy học đều thực hiện đồng thời, thống nhất. Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận, đối với chương trình THPT, hiện quan điểm tích hợp và phân hóa chưa được coi trọng đúng mức. “Việc tích hợp nội dung giáo dục vừa thiếu, vừa chưa đảm bảo tính khoa học nên phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai (như giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội, kỹ năng tiếp cận nghề nghiệp...), chưa tích hợp nhiều kiến thức liên quan của các lĩnh vực thành một môn học ở cấp THCS và cấp THPT” - Bộ trưởng Luận nhấn mạnh.
Bộ GDĐT cho biết, chương trình mới được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Cụ thể, ở cấp tiểu học và cấp THCS, thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp. Ở cấp THPT, yêu cầu HS học một số môn học bắt buộc, đồng thời tự chọn các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ. HS chỉ học ít môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, còn lại tự chọn môn học và chuyên đề học tập theo sở trường và nguyện vọng của cá nhân trong giới hạn khả năng đáp ứng của nhà trường.
Nguồn: laodong.com.vn
Tin liên quan:
- Chương trình học tieng anh giao tiep tại Anh ngữ NewYork
- Anh ngữ Tia Chớp đào tạo khóa học tieng anh thieu nhi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét